Thông thường thì việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày là vấn đề cũng thường xuyên mắc phải nhưng không hẳn người mẹ nào cũng hiểu rõ nguyên nhân vì sao cũng như cách xử lý ổn thỏa cho trẻ để có thể phần nào giảm đi tình trạng này. Việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ sẽ có dấu hiệu giảm dần và mất đi khi bé trải qua giai đoạn sơ sinh.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé hay không? Nguyên nhân vì sao mà bé lại bị nôn trớ như vậy? Và cuối cùng là biện pháp khắc phục như thế nào khi trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc về việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày một cách chính xác nhất đến các bậc làm cha mẹ nhé!
Table of Contents
Dấu hiệu để có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị nôn trớ
Để có thể giải đáp việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không thì bố mẹ cần nhận ra được những biểu hiện thường thấy cho việc nôn trớ của bé. Đặc biệt hơn hết là mẹ cũng cần phải phân biệt được 2 hiện tượng “nôn trớ” và “nhả sữa” khác nhau như thế nào vì thông thường cả hai đều sẽ xuất hiện với tần suất khá thường xuyên ở trẻ sơ sinh đấy!
Nếu như là hiện tượng “nhả sữa” thì thông thường đó chỉ là xuất phát từ thói quen ngậm sữa sau đó nhả ra của bé, nhưng song song với đó chính là việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ thì lại liên quan đến đường tiêu hóa của trẻ mà mẹ cần chú ý. Do giai đoạn sơ sinh thì hệ tiêu hóa vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh.
Cụ thể hơn thì việc “nôn” của trẻ là tình trạng các chất dinh dưỡng bên trong dạ dày không thể tiêu hóa được và bị đẩy ra ngoài qua hoạt động co bóp của các cơ ở thành bụng. Trong khi đó thì “trớ” là sự di chuyển của những thứ nhỏ nhặt ở dạ dày lên miệng với số lượng ít. Do đó nguyên nhân chính của việc “trớ” chỉ là sự co bóp của dạ dày.
Một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày
Sau đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và được chia làm 2 loại rõ rệt:
Nôn trớ về mặt sinh lý
Việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày là do về mặt cấu tạo thì dạ dày của bé lại nằm ngang và một phần nữa do hệ tiêu hóa chưa thật sự hoàn thiện nên vì thế mà cơ thất tâm vị bị yếu. Thông thường bé sẽ tự động nôn trớ về mặt sinh lý khi bé trong giai đoạn từ 12 – 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ cũng có thể xuất phát từ rối loạn tiêu hóa, khóc quấy kéo dài. Trên thực tế thì nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ sơ sinh dễ gặp phải vấn đề nôn trớ là do chế độ chăm sóc của bố mẹ chưa thực sự đúng như mùi vị của thức ăn không thích hợp với bé hoặc bị ép ăn, …
Nôn trớ về mặt bệnh lý
Đối với việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày về mặt bệnh lý sẽ có những nguyên nhân điển hình như sau:
Bé mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi hoặc rối loạn nhu động ruột khiến trẻ sơ sinh bị nôn. Hoặc cũng có những trường hợp bé bị nôn trớ do các dị tật bẩm sinh về hệ tiêu hóa như teo thực quản, hẹp tá tràng bẩm sinh, …
Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có thể do bé bị viêm đường hô hấp trên, nhiễm trùng thần kinh hay còn có tên gọi khác là viêm màng não mủ, trẻ mắc phải hội chứng sinh dục thượng thận hoặc rối loạn thần kinh. Nên vì thế khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng lạ và không thể kiểm soát được thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám cũng như chữa trị kịp thời nhé!
Biện pháp để có thể khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Sau khi đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày thì thông thường cũng sẽ có những biện pháp để cải thiện nhờ mẹ thay đổi một số thói quen nhỏ hàng ngày cho bé
Tiến hành chia khẩu phần của bé
So với những bé có độ tuổi hay số tháng lớn hơn thì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh sẽ còn rất non nớt và chưa hoàn thiện cùng với đó là dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Để tránh tình trạng bé bị nôn trớ thì thay vì cho bé bú với tần suất nhiều lần trong ngày thì mẹ nên tiến hành chia nhỏ khẩu phần ăn của bé để bé có thể dễ dàng hơn trong vấn đề tiêu hóa.
Không nên để bé nằm ngay sau khi bú sữa
Có thể một số bố mẹ không biết nhưng trẻ sơ sinh thường hay có thói quen nuốt hơi vào bên trong trong thời gian bú mẹ. Nếu lúc này mẹ tiến hành cho bé nằm ngay sau khi bú thì việc bé nôn trớ là điều rất dễ xảy ra. Vì thế mà sau mỗi cử ăn, mẹ không nên để cho bé nằm ngay. Thay vào đó mẹ nên tìm cách nào đó cho bé ợ hơi để giải thoát lượng khí dư thừa bên trong mẹ nhé!
Nên cho bé bú đúng cách
Đối với những bé đang trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ cũng nên cho bé bú đúng cách, chỉ nên cho trẻ bú thật chậm để tránh bé ăn quá no cho mỗi lần như thế. Với những trẻ bú bình mẹ nên giữ nghiêng bình một góc 45 độ sao cho sữa luôn trong trạng thái ngập cổ bình và tránh được khí len lỏi vào dạ dày của bé.
Tuyệt đối nói “không” với khói thuốc lá
Việc hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc cũng sẽ khiến bé tăng việc tiết axit trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy mà mẹ nên hạn chế và không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá nhé!
Bài viết trên đây đã chia sẻ về vấn đề trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày cũng như biện pháp để cải thiện tình trạng nôn trớ thường xuyên xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp mẹ chăm sóc con mình thật tốt nhé!