Một trong các di tích lịch sử mang đậm nét văn hóa của người Việt xưa nổi tiếng ở Quảng Nam chính là thành cổ Trà Kiệu. Nơi đây là một trong những địa điểm du lịch cũng như khảo cổ của nhiều nhà sử học. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho quý bạn đọc những thông tin chi tiết về địa điểm này.
Tổng quan về thành cổ Trà Kiệu
Thành cổ Trà Kiệu thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, trước năm 1975 còn được gọi với tên gọi khác là hòn Bửu Châu. Nếu đi từ hướng Đà Nẵng thì thành cổ Trà Kiệu sẽ cách 45km về phía Tây Nam và cách thánh địa Mỹ Sơn khoảng 9km về phía Tây.
Để đi đến thành cổ Trà Kiệu, chúng ta có thể bắt xe ô tô đến thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, từ đây lại đi khoảng 9km dọc theo tỉnh lộ 537 thì sẽ đến nơi. Ngày nay người ta gọi nơi này là nhà thờ Núi Trà Kiệu.
Xưa kia, thành cổ Trà Kiệu là kinh đô Simhapura của vương quốc Lâm Ấp ( 605 – 757), một trong 5 tiểu vương quốc cổ xưa của người Champa dưới thời vua thứ 9 Vikrantavacman II trị vì. Thành cổ Trà Kiệu nằm bên sông Thu Bồn đến ngày nay thì chỉ còn vào vết tích trong những trang sử hoặc một vài hiện vật là các chân tường sụp đổ trong lớp đất đá, có vẻ hoang tàn.
Vào năm 1470 khi chính biến giữa Đại Việt và vương quốc Champa xảy ra thì vua Lê Thánh Tôn lấy mốc biên giới ở Thạch Bi Sơn. Từ sự kiện này đã kéo theo làn sóng di dân của người Việt vào nam. Cho đến năm 1623 thì những người di dân đầu tiên đã chọn nơi này và các vùng lân cận để khai hoang lập ấp.
Theo như một vài điển tích lưu lại thì cái tên thành cổ Trà Kiệu là tên gọi được trại từ ngôn từ của người Chiêm Thành mà cụ thể là Chùm Chà. Ngụ ý nôm na của tên gọi này là chữ Chà trại của từ Trà còn kiệu là ý chỉ những người di cư ở đàng ngoài vào nơi này để lập nghiệp.
Những đặc điểm nổi bật của thành cổ Trà Kiệu
Điểm đặc sắc đầu tiên khi nói về thành cổ Trà Kiệu chính là nét văn hóa của người Chăm Pa nói riêng và của người Á Đông nói chung với các đền đài, lăng mộ, thánh địa, thờ cúng các chư thần, tiên vương,… Nếu đứng từ Cù Lao Chàm nhìn về hướng Thành Cổ Trà Kiệu thì chúng ta sẽ thấy 2 địa điểm này cùng với Thánh Địa Mỹ Sơn sẽ nằm trên một đường thẳng.
Sau nhiều cuộc khảo cổ, các nhà khảo cổ và sử học gia đã tìm thấy được nhiều di tích như tường thành, bệ thờ, đền, bia ký, phù điêu,… và một trong các di tích nổi tiếng nhất trong số đó là bức chạm “ Vũ Nữ Trà Kiệu”.
Để tận mắt chiêm ngưỡng các cổ vật này thì khách du lịch có thể ghé viện bảo tàng Điêu Khắc Chăm ở Đà Nẵng và nhà thờ Trà Kiệu để có thể tự mình cảm nhận được những nét thú vị và độc đáo này.
Hiện nay, trên ngọn đồi Bửu Châu có một nhà thờ thiên chúa giáo được xây dựng trên nền của một tháp Chăm vì thế khi đứng nơi đây bạn có thể quan sát toàn cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh của thung lũng Trà Kiệu, những cánh đồng bát ngát và đặc biệt nhất là bức tường thành dài 1000m,… cũng từ đó mà chúng ta có thể hiểu được địa hình thuận lợi khiến người Chăm Pa cổ chọn nơi này làm kinh thành của mình.
Thành Cổ Trà Kiệu ngày nay được tôn vinh là Trung Tâm Thánh Mẫu vì thế hàng năm vào ngày 31 tháng 5 có rất nhiều tín đồ của các tỉnh miền trung đã đổ về đây để viếng cảnh và cầu nguyện.
Tiềm năng du lịch của thành cổ Trà Kiệu
Với những di tích cổ còn sót lại thì giới khảo cổ và sử học vẫn còn chưa tìm thấy hết vì thế cần có nhiều cuộc thăm dò, tìm kiếm để nhìn nhận được sự vĩ đại của thành cổ Trà Kiệu.
Di tích sót lại nổi bật nhất hiện nay là bờ tường dài gần 1000m cũng đang dần hoang tàn và có nguy cơ biến mất do một số người dân thiếu ý thức cũng như điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở đây vì thế cần các cơ quan có thẩm quyền có chính sách phù hợp để bảo vệ di tích này.
Thành cổ Trà Kiệu là di tích lịch sử có thể được khai vật và cải thiện để tạo nên một bảo tàng văn hóa để khách du lịch có thể trải nghiệm và khám phá nền văn hóa cổ xưa của người Chăm Pa và cũng là một cách để quảng bá về hình ảnh của di sản văn hóa Mỹ Sơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Thành Cổ Trà Kiệu ở Quảng Nam, hy vọng giúp bạn có thể có thêm kiến thức về di tích này. Nếu có dịp hãy thử ghé ngang để có thể tham quan, tìm hiểu và cảm nhận những nét văn hóa cổ xưa của người Chăm Pa cổ nhé!