Nhiều bạn sẽ lầm tưởng rằng khu vực Tây Nguyên của Việt Nam là cao nguyên duy nhất. Tuy nhiên đây lại là một loạt các cao nguyên liền kề nhau. Mỗi năm, nơi đây đều thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan, khám phá. Trong đó không thể không kể đến cao nguyên Mơ Nông hoang sơ và huyền bí.
Cao nguyên Mơ Nông nằm ở đâu?
Cao nguyên Mơ Nông là một trong những cao nguyên ở khu vực Tây Nguyên, là nơi mà tỉnh Đắk Nông nằm trọn trong khu vực và một phần diện tích lấn sang nước Campuchia.
Phía Nam cao nguyên Mơ Nông là cao nguyên Di Linh ở tỉnh Lâm Đồng, giới hạn 2 cao nguyên nằm ở đoạn sông Đồng Nai và sông Đắk N’Drung chảy theo hướng Đông – Tây. Phía Đông cao nguyên Mơ Nông là cao nguyên Lâm Viên và phía Bắc là tỉnh Đắk Lắk và Campuchia.
Độ cao của cao nguyên Mơ Nông
Độ cao trung bình của cao nguyên Mơ Nông là 800m với điểm cao nhất ở đỉnh núi Nam Decbri, cao 1580m.
Những điều có thể bạn chưa biết về cao nguyên Mơ Nông
Cao nguyên Mơ Nông là một nằm trong mặt trận dấu tranh chung của hai dân tộc Việt Nam – Campuchia trong thời kỳ lịch sử cận hiện đại chống thực dân Pháp xâm lược, thống trị, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do ở mỗi nước.
Trong thư tịch của Pháp trước kia, cao nguyên Mơ Nông còn được gọi với cái tên là cao nguyên Trung tâm Nam Đông Dương. Cao nguyên này được gọi là “trung tâm” vì vị trí rất đặc biệt của nó, trải rộng trên đất của cả ba xứ Trung kỳ, Nam kỳ và Cao Miên, là “Ngã ba biên giới” giữa ba xứ hồi bấy giờ.
Cao nguyên Mơ Nông là một cao nguyên nằm ở góc tây nam khối Sơn nguyên Nam Đông Dương, trải dài trên 100 km Đông – Tây và 150 km Bắc – Nam, diện tích khoảng 1 vạn km2. Phía bắc và phía nam cao nguyên giáp với các cao nguyên Đăk Lăk, Lâm Viên và Bảo Lộc, phía Nam và phía Tây của cao nguyên đổ xuống thành các vùng đất cao Đông Nam bộ Việt Nam và phía Đông Campuchia.
Nhìn chung, địa thế Cao nguyên M’nông như một mái nhà. Nó được nhiều nhà địa lý gọi là “mái nhà của Cực Nam Đông Dương”. Đường nóc là một cao nguyên dài và hẹp, gọi là Yôk Luaich trong tiếng Mơ Nông, có nghĩa là “Cao nguyên Đồi Cỏ”, diện tích khoảng 6.000 km2 và có độ cao trung bình 800m. Bốn phía xung quanh đường nóc này dày đặc những sườn dốc và những mạng lưới suối, sông, ở phía Bắc và phía Tây chảy xuống các sông Xrê Pok, Prêk Chlong và Prêk Tê rồi đổ vào sông Mêkông, ở phía đông và phía nam chảy xuống các sông Đồng Nai, sông Bé rồi đổ ra Biển Đông.
Vì vậy, có thể thấy địa hình của cao nguyên Mơ Nông chia cắt hiểm trở, gây ra khó khăn khi giao lưu nội địa. Chỉ có một con đường mòn tây – đông trên đất Campuchia để giao lưu với bên ngoài, con đường này từ Krochê đến vùng biên giới với Đăk Lăk, trong mùa khô có thể đi xe được và một con đường mòn bắc – nam trên đất Việt Nam để đi xuống vùng châu thổ Đông Nam bộ, men theo đường phân thủy giữa hai sông Đồng Nai và sông Bé.
Khi thực dân Pháp mới xâm lược Nam kỳ và Cao Miên, chúng đánh giá kinh tế của cao nguyên Mơ Nông là có nhiều triển vọng lớn như phát triển nông nghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp và chăn nuôi; phát triển khai thác các nguồn nước để phục vụ phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở Nam kỳ và Cao Miên, phục vụ sinh hoạt, và tiềm năng khai thác khoáng sản. Trên thực tế, cao nguyên Mơ Nông có khá nhiều tài nguyên thiên nhiên. Tuy phần cao nguyên thuộc Campuchia thiếu đất nông nghiệp, nhưng ở đây lại có nhiều rừng thưa, nhiều lạoi gỗ quí có giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó, trâu bò rừng và voi cũng rất nhiều, đều là những thứ săn có giá. Phần cao nguyên thuộc Việt Nam có tiềm năng phát triển hơn, diện tích đất đỏ và rừng già lớn với nhiều lâm thổ sản quí. Hơn nữa, nguồn thuỷ năng dồi dào, nhiều khoáng sản có giá trị, nhất là bôxit.
Cao nuyên Mơ Nông là quê hương của hai dân tộc Mơ Nông và Xtiêng. Mỗi dân tộc lại chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm lại cư trú ở một địa vực riêng. Trong đó, người Xtiêng phân thành hai nhóm: nhóm Bulơ tập trung chủ yếu trên miền lưng chừng sườn phía nam cao nguyên và nhóm Buđen phân bố chủ yếu trên miền đất cao kế cận thuộc Đông Nam kỳ. Trên phần còn lại của cao nguyên, chủ yếu là nơi ở của người Mơ Nông, trong đó đất Campuchia là nơi cư trú của các nhóm Biêt, Bunơr và Rơhong, còn lại các nhóm Nông, Preh, Prâng, một số người Rơhong phân bố trên đất Việt Nam.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cao nguyên Mơ Nông. Nếu có cơ hội thì nhất định hãy thử khám phá miền đất hoang sơ, xinh đẹp này nhé!