Nhật Bản là một đất nước có sự tiến bộ về khoa học công nghệ vượt bậc trên thế giới. Điều uyết định đến sự thành công này chính là nhờ nền giáo dục của người Nhật. Phương pháp giáo dục của Nhật Bản luôn mang đến sự mới mẻ, sáng tạo và mang lại hiệu quả cao. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới rất ngưỡng mộ và học hỏi về cách học của người Nhật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây để xem cách học của người Nhật như thế nào nhé!
Table of Contents
Rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm khi còn nhỏ
Chúng ta thường thấy người Nhật luôn làm việc hết công suất, giàu lòng tự tin, dũng cảm để bắt đầu một công việc hoàn toàn mới mẻ mà họ chưa từng thực hiện bao giờ. Đức tính đó có được chính là nhờ cách rèn luyện ngay từ nhỏ. Ở giai đoạn mầm non, thay vì học với sách vở thì người Nhật thay thế bằng những môn học tự chọn theo sở thích của trẻ, cho trẻ làm những thứ gì để bản thân trẻ cảm thấy thích thú.
Giáo dục mầm non ở Nhật rất linh động bằng những buổi ngoại khóa học làm bánh, tham gia các lễ hội tổ chức qua đêm, những sự kiện cộng đồng tham gia ngày hội thể thao, buổi giao lưu, buổi triển lãm và cả tham quan đền chùa. Không những thế, trẻ em vẫn tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, cắm trại qua đêm do nhà trường tổ chức.
Cách học này không tạo áp lực về điểm số hay sợ học, đồng thời bố mẹ sẽ là người chia sẻ với con về buổi học ở trường và lắng nghe sự bày tỏ suy nghĩ riêng của con mình.
Ngày khai giảng có gì đặc biệt?
Như ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới điều chọn ngày khai giảng năm học mới từ tháng 9 – 10. Tuy nhiên, người Nhật lại chọn ngày khai giảng vào lúc hoa anh đào nở ngày 01 tháng 04 hằng năm. Quan niệm này đã có từ lâu, ngày khai giảng năm học mới là một bước tiến mới của cuộc đời học sinh gắn liền với sắc màu hoa anh đào nở rộng.
Học nhân cách trước khi học kiến thức
Bạn không bao giờ bắt gặp các bài thi từ lớp 1 – 3 ở trường tiểu học của Nhật Bản, bài thi chỉ dành cho lớp 4 trở lên. Bởi người Nhật cho rằng giai đoạn từ lớp 1 – 3 của cấp tiểu học là thời điểm vàng để rèn luyện nhân cách, rèn các đức tính tốt, là tiền đề để phát triển triển toàn diện bản thân. Nhà trường có các chương trình dạy cách tôn trọng người khác, yêu thương và bảo vệ động vật, yêu thiên nhiên, dạy cách sống biết cảm thông và chia sẻ.
Chế độ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe ở trường học
Khi trẻ em và học sinh học bán trú tại các trường công, bữa ăn luôn được coi trọng nhất. Mỗi nhà trường có đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bữa ăn của học sinh có đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, giáo viên và học sẽ ăn cùng nhau. Nhờ vậy, tinh thần đoàn kết và mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh tốt hơn.
Học sinh tự dọn vệ sinh trường học
Ngay từ năm đầu của cấp tiểu học, học sinh ở Nhật phải tự dọn dẹp vệ sinh tại lớp học. Cấp học lớn hơn như cấp 2,3 trở lên, ngoài dọn vệ sinh lớp học, học sinh phải dọn dẹp, lau chùi căn tin, thậm chí cả nhà WC. Các em được chia thành từng nhóm nhỏ, tự luân phiên trực vệ nhật trong suốt năm học. Cách giáo dục giúp các em hình thành kỹ năng làm việc nhóm và tôn trong công việc và thành quả mà các làm được.
Chương trình học thư pháp và thi ca
Người Nhật luôn giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa của họ. Vì vậy thư pháp còn gọi là Shodo, hình ảnh cây bút tre chấm mực để viết lên trang giấy gạo những nét chữ uốn lượn luôn phải có trong chương trình học của người Nhật. Cùng với Shodo, thơ Haiku cũng là một loại thơ truyền thống của người Nhật, thể thể đơn giản đủ để truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa. Hầu hết học sinh đều phải học viết thư pháp Shodo và thơ Haiku để thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của Nhật Bản.
Mô hình học thêm ở Nhật rất phổ biến
Chương trình học của người Nhật rất khó. Học sinh phải học ở trường 8 tiếng, và sau giờ tan trường các em phải chọn các lớp học thêm sau giờ học để có đủ kiến thức để thi lên cấp 3. Vì các lớp học thêm thường dạy vào buổi tối nên học sinh thường xuyên về nhà rất muộn.
Trường học gắn liền với kỷ luật cao
Nhật Bản được xem là một đất nước có tính kỷ luật ở trường học cao đối với người học. Theo thống kê trong những năm qua, tỷ lệ học sinh đi đúng giờ 99.99%, có khoảng 91% học sinh chưa bao giờ bỏ lỡ kiến thức giáo viên giảng dạy ở trường.
Kỳ thi tốt nghiệp có gì đặc biệt?
Cuối cấp 3, học sinh phải trải qua 1 kỳ thi tốt nghiệp, các em lựa chọn nộp hồ sơ vào 1 trường cao đẳng/đại học mong muốn, trúng tuyển hay không, tùy thuộc vào điểm thi của các em có đạt điểm chuẩn của trường. Tỷ lệ đậu tốt nghiệp chỉ có 76%, vì thế các em thường áp lực trước kỳ thi lớn này.
Tuy nhiên, sau khi trải qua kì thi tốt nghiệp, các em được có thời gian nghỉ ngơi. Bước vào cánh cửa đại học, các em được hưởng thụ khoảng thời gian tuyệt vời ở học đường.
Phương pháp cách học của người Nhật – Kaizen
Phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại các trường học. Với cách học này, học sinh dễ dàng giải quyết một vấn đề lớn bằng cách chia nhỏ thành nhiều vấn đề nhỏ, hay còn gọi là đơn giản hóa vấn đề. Phương pháp này, người học không nhất thiết phải lao vào làm việc đó ngay lúc đó và hoàn hảo ngay, người học phải nghiền ngẫm thật kỹ, thực hiện từ từ và từng phần một.
Ví dụ: Mục tiêu phải giải quyết 10 bài toán trong ngày. Thay vì cố gắng hết mình và giải quyết 10 bài toán trong 1 ngày, như vậy sẽ rất áp lực. Khi áp dụng phương pháp Kaizen, người học cần tập trung hơn và rút ngắn thời gian để giải từng bài toán, từng bước nâng dần hiệu suất qua từng ngày. Chia nhỏ vấn đề và rèn luyện từ từ, giúp người học cảm thấy không bị áp lực và học được cách giải quyết vấn đề cả trong việc học và trong cuộc sống.
Trên đây là những điều cần học hỏi về cách học của người Nhật. Người Nhật có cách học rất hay và hiệu quả, việc áp dụng cách học của họ sẽ giúp chúng ta giải quyết phần nào các vấn đề học đường ở nước ta. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn.